Sách Giáo Khoa 247

Lịch sử và Địa lí 9 - Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch sử và Địa lí 9 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 215)

Học xong bài này, em sẽ:

• Trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó.

• Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

• Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Mở đầu

Việt Nam có một vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển đảo phong phú, đa dạng là tiền đề để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo có ý nghĩa như thế nào?

1. Biển và đảo Việt Nam

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biến rộng khoảng 1 triệu km2. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cả nước có 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

Hình 22.1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam năm 2012)

(Trang 216)

Hình 22.2. Bản đồ các huyện đảo, thành phố đảo của Việt Nam năm 2021

(Trang 217)

Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, tập hợp các đảo gần nhau tạo thành quần đảo. Một số đảo và quần đảo của nước ta đã được tổ chức thành đơn vị hành chính cấp huyện và cấp thành phố. Tính đến năm 2022, cả nước có 11 huyện đảo và 1 thành phố đảo thuộc 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Em có biết?

Theo Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14, ngày 09-12-2020, thành phố Phú Quốc được thành lập trên cơ sở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thành phố Phú Quốc gồm 2 phường: An Thới, Dương Đông và 7 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Cửa Dương, Thổ Châu . Đây là thành phố đảo đầu tiên ở nước ta.

? 1. Dựa vào hình 22.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày các vùng biển của Việt Nam.

  2. Dựa vào hình 22.2, hãy xác định các huyện đảo, thành phố đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo, thành phố đảo đó.

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo

a) Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo

Hoạt động kinh tế biển, đảo rất đa dạng, bao gồm: du lịch biển đảo, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, nuôi trồng và khai thác hải sản,... Chỉ có phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Du lịch biển, đảo

Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú. Dọc bờ biển nước ta có hàng trăm bãi biển đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng. Ven bờ có nhiều đảo với phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới.

Du lịch biển, đảo là ngành kinh tế biển được ưu tiên phát triển hàng đầu ở nước ta. Những năm qua, ngành du lịch biển, đảo phát triển nhanh, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Sự phát triển ngành du lịch biểm, đảo tác động tới nhiều ngành kinh tế, góp phần nâng cao đời sống người dân và bảo tồn các giá trị văn hóa vùng biển,... Tuy nhiên, việc phát triển du lịch biển cũng cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường biển, đảo.

- Giao thông vận tải biển

Nước ta gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Ven biển có nhiều vũng vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu. Những điều kiện trên cho phép nước ta phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển, cũng như giữa nước ta với các nước khác.

Đến năm 2021, cả nước có 34 cảng biển, trong đó có hai cảng loại đặc biệt là cảng Hải Phòng và cảng Bà Rịa – Vũng Tàu. Các cảng biển ngày càng hiện đại, đội tàu biển quốc gia được tăng cường để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng.

Phát triển giao thông vận tải biển sẽ thúc đẩy phát triển ngành ngoại thương, công nghiệp đóng tàu và các dịch vụ hàng hải như logistics, kho bãi, hải quan,... Việc phát triển giao thông vận tải biển cần chú trọng đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nhất là vận chuyển dầu mỏ.

(Trang 218)

Hình 22.3. Bản đồ một số ngành kinh tế biển Việt Nam năm 2021

(Trang 219)

- Khai thác khoáng sản:

Vùng biển nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản, quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên, phân bố ở các bể trầm tích Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sông Hồng, Phú Khánh, Malay – Thổ Chu,... Ngoài ra, ven biển còn có ti-tan, cát thuỷ tinh, một số nơi thuận lợi cho sản xuất muối.

Trong khai thác khoáng sản, dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta hiện nay không những phát triển về khai thác mà còn phát triển chế biến dầu khí. Ngành công nghiệp lọc – hóa dầu ở Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hoá),... đã đáp ứng một phần nhu cầu xăng dầu trong nước và tiến tới giảm dần nhập khẩu mặt hàng này. Ngành công nghiệp chế biến khí tự nhiên ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau,... phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm, khí hóa lỏng,... Sản xuất muối, khai thác ti-tan, khai thác cát trắng cũng được chú trọng phát triển.

Việc khai thác, chế biển khoáng sản biển đã thúc đẩy sự phát triển công nghiệp khai khoáng, dịch vụ vận tải biển, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, giải quyết việc làm,.... Quá trình khai thác khoáng sản biển cần khai thác hợp lí, chú ý tới bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

- Nuôi trồng và khai thác hải sản

Vùng biển nước ta có trữ lượng hải sản lớn với nhiều ngư trường. Dọc bờ biển và ven các đảo có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản.

Sản lượng hải sản ngày càng tăng. Hoạt động khai thác hải sản được khuyến khích đẩy mạnh tại các vùng biển xa bờ. Công tác quản lí nghề cá trên biển ngày càng chặt chẽ và hiện đại.

Nuôi trồng hải sản ngày càng mở rộng diện tích và đa dạng đối tượng nuôi trồng, đang chuyển từ phương thức truyền thống sang mô hình công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Ngành nuôi trồng và khai thác hải sản cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng biển, góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, việc phát triển ngành nuôi trồng và khai thác hải sản cần chú ý đến sự suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tuân thủ các công ước quốc tế,...

Ngoài ra, nước ta còn phát triển các ngành kinh tế biển, đảo khác như: công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, dược liệu biển,...

? Dựa vào hình 22.3 và thông tin mục a, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta.

b) Ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo

Biển, đảo luôn có vị trí, vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh đất nước. Để trở thành một đất nước mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, cần chú trọng đến việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo. Phát triển tổng hợp kinh tế biến, đảo có ý nghĩa quan trọng đối với:

Bảo vệ tài nguyên, môi trường: thông qua phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo sẽ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường, hướng tới phát triển bền vững. 

Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; thể hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển quốc gia.

(Trang 220)

? Dựa vào thông tin mục b, hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

3. Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo

Tài nguyên biển, đảo của Việt Nam rất phong phú, đa dạng và đang được khai thác ngày càng hiệu quả. Công tác quản lí, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng. Tuy nhiên, một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở một số nơi, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế. Vì thế, việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biến, đảo cần:

- Đánh giá tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên biển. 

- Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm ô nhiễm môi trường biển, đảo.

- Quản lí và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, đảo; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển. 

- Tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu trong phòng, chống ô nhiễm môi trường biển, đảo. 

- Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức và hành động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo.

? Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta.

4. Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ cấu thành nên sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gần bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông cần:

- Dựa trên các căn cứ pháp luật quốc tế, pháp luật của Việt Nam.

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn dân về giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Phát triển khoa học công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản về biển, đảo.

- Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.

- Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực thì pháp luật trên biển.

- Tăng cường và mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế về biển.

- Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững kinh tế biển, đảo.

? Dựa vào thông tin mục 4 và kiến thức đã học, hãy phân tích vấn đề giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Luyện tập – Vận dụng

Luyện tập

Hãy tóm tắt tình hình phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo nước ta.

Vận dụng

Tìm hiểu về Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 9 - Tập Một

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 9 - Tập Hai

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Công Dân 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập Một

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 9 - Tập Hai

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập Một

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 9 - Tập Hai

NXB Giáo Dục Việt Nam - Tiếng Anh 9 - Tập 2

Sinh Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

cong-nghe-8-912

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 Cánh Diều

tin-hoc-4-1572

Tin Học 4

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Tin học 4

tieng-anh-7-tap-1-852

Tiếng Anh 7 - Tập 1

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

giao-duc-the-chat-cau-long-3135

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất cầu lông

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.