Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và the đuôi mưu đồ bá chủ thế giới. Với sự vượt trội về kinh tế, tài chính, khoa học - kĩ thuật, ngày nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nên chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
I - TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC MĨ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối vè mọi mặt trong thế giới tư bản.
TRong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nữa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948) ; sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm trước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại ; nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới. Về quân dự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt những kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dữ trự vàng vạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh lạnh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đola Mĩ đã bị phá giá hai lần vào trong tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ của suy giảm như :
1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gây gắt với Mĩ.
2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền không lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
- Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm ?
II - SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHOA HỌC - KĨ THUẬT CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, diễn ra từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Mĩ là nước đi đầu về khao học - kĩ thuật và công nghệ trên thế giới, đã thu được nhiều thành tựu kì diệu trong tất cả các lĩnh vực như sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động), các nguồn năng lượng mới (nguyên tử và Mặt Trời...), những vật liệu tổng hợp mới, "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc, trong công cuộc chinh phục vũ trụ (tháng 7 -1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng...) ; Mĩ đã sản xuất các loại vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình...). Nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật đó, nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng ; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi nhanh chóng.
- Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ.
III - CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
Cũng như trước đây, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ. Tuy bề ngoài hai đảng này có vẻ đối lập với nhau, nhưng thực chất đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù của Mĩ.
Về đối nội, để phục vụ mưu đồ bá chủ thế giới, những năm đầu tiên chiến tranh, Mĩa đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước. Tuy sau này do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật đã phải hủy bỏ, nhưng chính quyền của các đời tổng thống vẫn tiếp tục thưc hiện hàng loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu... Mặc dù gặp không ít khó khăn trở ngại, các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục và có thời kì bùng lên dữ dội như các "mùa hè nóng bỏng" của người da đen (diễn ra trong những năm 1963, 1969 - 1975), phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam (1969 - 1972)....
Về đối ngoại, với một tiềm lực kienh tế - quân sự to lớn, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập hệ thống trị trên toàn thế giới. Mĩ đã tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước nhân viện trợ, lập các khối quân sự, gầy nhiều cuộc chiến tranh xâm lược,... Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam.
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp xác lập trật tự thế giới "đơn cự" do Mĩ hoàn toàn chi phối và không chế. Những giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.
- Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính danh sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ?