Châu Phi lục địa rộng lớn tới 30,3 triệu km², với dân số 839 triệu người (2002). Trong nửa sau thế kỷ XX, các nước châu Phi đã giành được độc lập. Bên cạnh những hình thức to lớn trong trong cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các nước châu Phi cũng đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp cũng như những thách thức gay gắt trên con đường phát triển của mình.
I - TÌNH HÌNH CHUNG
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa. Khởi đầu là thắng lợi của cuộc binh biến tháng 7 - 1952 của các sĩ quan yêu nước do Đại tá Nát-xe chỉ huy. Cuộc binh biến này đã lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai cập ngày 18 - 6 - 1953. Tiếp đó là thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc Châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền.
Các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tích. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của châu Phi. Nhiều nước châu Phi vẫn ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định. Đó là các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành.
- Từ năm 1987 đến năm 1997, Uyên ở Châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến. Do xung đột giữa hai bộ tộc Hu-tu và Tu-xi ở Ru-an-đa - một quốc gia nhỏ ở Trung Phi rộng 26.000 km² với dân số 7,4 triệu người (2002), đã có tới 800.000 người thiệt mạng, một phẩy triệu người phải lang thang tị nạn.
- Liên hợp quốc xếp 32 trong 57 nước châu Phi vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới. 1/4 số dân Châu Phi thuộc diện đối an kinh niên. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các cuộc tổ chức liên minh khu vực. Lớn nhất là tổ chức thống nhất Châu Phi, nay gọi là liên minh châu Phi (AU).
Rõ ràng là cuộc đấu tranh để xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu cùng gian khổ hơn, lâu dài hơn cuộc chiến vì độc lập, tự do.
- Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn về trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?
II - CỘNG HÒA NAM PHI
Cộng Hòa Nam Phi nằm ở cực Nam Châu Phi (diện tích : 1,2 triệu km², dân số : 43,6 triệu người (2002), trong đó 75,2% là người da đen, 13,6% - người da trắng, 11,2% - người da màu). Năm 1662, người Hà Lan đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp. Đầu thế kỉ XĨ, Anh chiếm thuộc địa này. Năm 1910, Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp Anh. Băm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.
Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng Nam Phi đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (gọi là A-pác-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu.
Trước kia ở Nam Phi có tới 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc. Người da đen hoàn toàn không có các quyền tự do dân chủ, phải sống trong một khu biệt lập, cách biệt với người da trắng.
Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC), người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc, đã lên án gay gắt chủ nghĩa A-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.
Trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền của da trắng Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pác-thai (1993), trả lại tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn Man-đê-la sau 27 năm bị cầm tù.
Sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nen-xơn Man-đê-la đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước này (5-1994). Đó là một thắng lợi có nghĩa lịch sử : chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
Là một nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới, lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên như vàng, uranium, kim, cương, khí tự nhiên..., chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lược kinh tế vi mô (6-1996) với tên gọi "Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại" nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" vốn còn tồn tại đối với người da đen.