(Trang 12)
MỤC TIÊU |
• Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân. • Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực. • Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân để bảo vệ quan điểm của mình trong một số tình huống. |
(Trang 13)
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
- Trao đổi về đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
- Tham gia nói chuyện chuyên đề Nét đẹp tuổi trăng tròn.
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
- Rèn luyện khả năng xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Rèn luyện khả năng nhận diện sự thay đổi cảm xúc và khả năng điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
- Rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân trong một số tình huống.
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP
- Chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng nhận diện cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
- Chia sẻ kết quả rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân trong một số tình huống.
Chúng tôi ủng hộ quan điểm này vì... | Chúng tôi phản đối vì... |
(Trang 14)
1 TÍNH CÁCH VÀ CẢM XÚC CỦA TÔI
HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân
1. Chia sẻ về một số nét đặc trưng trong tính cách của em.
Gợi ý:
Dịa dàng | Nhiệt tình | Năng động | Cởi mở |
Vui vẻ | Hài hước | Nhút nhát | Hiếu thắng |
2. Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
Gợi ý:
Dựa trên những biểu hiện cụ thể trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp của bản thân | Dựa trên nhận xét của các bạn, người thân. |
HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu về sự thay đổi cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
1. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:
Sáng Chủ nhật, Minh và Khoa hẹn nhau đi thăm một bạn trong nhóm bị ốm nhưng đã quá giờ hẹn 15 phút Minh vẫn chưa thấy Khoa đến. Nghĩ Khoa ngại đi xa hoặc đã quên hẹn, trời lại nắng nóng nên Minh rất bực bội, khó chịu. Đúng lúc Minh định bỏ về thì Khoa xuất hiện. Nhìn bạn mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại, thất thểu dắt chiếc xe đạp bị xẹp lốp, cơn giận của Minh bỗng chốc tan biến. Trong Minh chỉ còn thấy thương bạn vất vả vì phải đi bộ cả một quãng đường dài dưới trời nắng nóng. |
(Trang 15)
2. Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách điều chỉnh cảm xúc của em.
Gợi ý:
− Tình huống xảy ra như thế nào?
– Cảm xúc khi đó của em là gì?
– Cảm xúc đó đã thay đổi như thế nào?
– Em đã làm gì để điều chỉnh được cảm xúc?
3. Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Gợi ý:
Cảm xúc tiêu cực. | Lấy lại bình tĩnh bằng cách hít thở sâu/ đi dạo/ tâm sự với người tin cậy,... | Suy nghĩ lại sự việc một cách tích cực, lạc quan. | ... |
HOẠT ĐỘNG 3 Giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân
Giới thiệu về những nét đặc trưng trong tính cách của em.
Gợi ý: Vẽ chân dung, diễn kịch câm, viết bài,....
(Trang 16)
HOẠT ĐỘNG 4 Thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Sắm vai nhân vật trong các tình huống dưới đây để thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực:
Tình huống 1 | Bài kiểm tra môn Ngữ văn vừa rồi Bình nghĩ mình sẽ được ít nhất 7 điểm. Tuy nhiên, đến khi trả bài, Bình chỉ được 5 điểm. Bình cho rằng thầy giáo chấm bài của mình quá chặt nên rất buồn và thất vọng. |
Tình huống 2 | Chuẩn bị kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, Hoa đăng kí tham gia vào nhóm làm báo tường vì bạn rất thích vẽ. Tuy nhiên, lớp trưởng lại phân công Hoa chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để tham gia Hội diễn văn nghệ của trường. Hoa rất khó chịu vì nghĩ rằng lớp trưởng không quan tâm đến nguyện vọng của mình. |
HOẠT ĐỘNG 5 Rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong các tình huống thực tiễn
- Thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày.
- Ghi lại kết quả điều chỉnh cảm xúc của em và những khó khăn khi thực hiện để chia sẻ với thầy cô, các bạn.