MỤC TIÊU
• Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
• Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương. đất nước,
• Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lửa tuổi.
• Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
KHỞI ĐỘNG
Em hãy nghe hát bài "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" (sáng tác: Nguyễn Đức Toàn) và chia sẻ cảm xúc của em về bài hát đó.
KHÁM PHÁ
1. Tìm hiểu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước
a) Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ
Chị Võ Thị Sáu (1933 – 1952), sinh tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và trở thành nữ chiến sĩ trình sát nổi tiếng gan dạ của đội Công an xung phong Đất Đỏ. Tháng 2 năm 1950, khi dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. không may chị bị sa vào tay địch. Bị bắt giam trong tù, chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc và cùng các đồng chỉ đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn nhưng không khai thác được gì nên đã đưa chị về giam ở khám Chí Hoà, Sài Gòn và mở phiên toà, tuyên án tử hình chị. Đứng trước toa, chị Võ Thị Sáu khi ấy mới 17 tuổi lớn giọng đanh thép: "Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội".
Thực dân Pháp đưa chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo, Đêm trước khi bị hành hình, chị đã gửi lòng mình với đất nước, nhân dân bằng những bài ca cách mạng. Viên cố đạo hỏi chị: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Ra đến pháp trưởng, chị yêu cầu không bịt mắt để được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng.
(Theo Bùi Việt Thanh, Hoài Lộc, Võ Thị Sáu, NXB Kim Đồng, 2021)
- Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước?
- Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó.
b) Em hãy quan sát, tìm hiểu về các nhân vật trong những bức ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu:
- Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh trên.
- Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục,... mà em biết.
2. Tìm hiểu vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Sáng Chủ nhật các bạn trong thôn đến Nhà Văn hoá để nghe bác trưởng thôn nói chuyện. Bác kẻ: Thôn mang tên người đã có công giúp dân đắp đẻ lấn biển, mở mang đồng ruộng để sản xuất vượt qua đói nghèo, xây dựng thôn giàu đẹp, yên vui.
b. Kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, thấy, cô giáo và các học sinh dâng hương lên tượng đài "Tổ quốc ghi công". Thầy trò rung rung xúc động nhớ lời Bác Hồ từng nói: "Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm độ chói. Sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ đã giúp cho đất nước Việt Nam của chúng ta được nở hoa độc lập, kết quả tự do".(1)
Vì sao chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, trang 401, NXB Chính trị quốc gia, 2011.
3. Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
- Em hãy kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước trong các bức tranh trên.
- Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước.
LUYỆN TẬP
1. Theo em, ai là người có công với quê hương, đất nước? Vì sao?
a. Người lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
b. Mẹ Việt Nam Anh hùng.
c. Tất cả những người lao động.
d. Người sáng lập nên một nghề (ông tổ nghề).
e. Người lập nên một làng.
g. Tất cả các ca sĩ, diễn viên.
h. Nhà khoa học có nhiều cống hiến.
i. Tất cả những người giàu có, thành đạt.
2. Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
a. An: "Những người có công với quê hương, đất nước là người mang lại hoà bình cho chúng ta".
Đạt: "Những người có đồng góp trong mọi lĩnh vực đều là người có công với quê hương, đất nước.".
b. Tình: "Đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của mọi công dân".
Thanh: "Việc đền ơn đáp nghĩa chỉ là trách nhiệm của Nhà nước và người lớn tuổi".
c. Thực: "Phải quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là biết ơn người có công với quê hương, đất nước".
Nghĩa: "Học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước".
d. Bình: "Chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước là những người nổi tiếng".
Minh: "Chúng ta cần biết ơn cả những người có đóng góp thầm lặng trong cuộc sống hằng ngày cho quê hương, đất nước".
3. Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước? Vì sao?
a. Chăm sóc Bà mẹ Việt Nam Anh hứng.
b. Cố gắng học giỏi để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
c. Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.
d. Tìm hiểu tuyên truyền về lịch sử quê hương.
e. Viết về tấm gương người có công với quê hương, đất nước.
g. Tham quan danh lam thắng cảnh của đất nước.
4. Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của các bạn trong các trường hợp dưới đây?
a. Giờ ra chơi, Thắng lấy bút để tô màu và về thêm râu, tóc vào ảnh một danh nhân trong sách giáo khoa
b. Vân rất thích tìm hiểu về lịch sử dân tộc, đặc biệt là đọc truyện về anh hùng đất Việt
c. Thảo và các bạn cùng khu phố rủ nhau đến chia buồn và giúp đỡ gia đình người lĩnh cửu hoà đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Phúc không đi vì cho rằng mình không quen người lính ấy.
d. Nhà trường phát động cuộc thi "Tìm hiểu về những người có công với quê hương, đất nước". Kha không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng tới thời gian học.
Em có lời khuyên gì dành cho các bạn có thái độ, hành vi chưa đúng trong những trường hợp trên?
5. Xử lí tình huống
a. Các bạn trong lớp tích cực tham gia phong trào "Chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng". Sơn nói với các bạn. “Tớ không tham gia đầu vì ông tớ cũng là thương binh".
Nếu có mặt ở đó, em sẽ nói gì với Sơn?
b. Páo ước mơ sau này được trở thành người lính biên phòng ngày đêm canh giữ biên cương. Khánh thắc mắc: "Bây giờ đất nước đã hoà bình rồi sao bạn không mơ ước trở thành doanh nhân hay kĩ sư, bác sĩ?
Nếu là Pảo em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?
c. Nhờ sự tài trợ của một số doanh nhân trong chương trình "Nhịp cầu hạnh phúc", bản của Sử đã có chiếc cầu bắc qua suối. Biết ơn các nhà tài trợ, mọi người trong bản bản nhau bảo vệ cây cầu bằng cách làm biển cấm những xe chở hàng nặng đi qua. Nhung một số bạn lại nói: “Sao phải làm thế! Hỏng cây cầu này thì họ lại tài trợ để làm cây cầu khác mà".
Nếu là Sử, em sẽ nói gì với các bạn?
d. Bác Phú nhận nuôi nhiều trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Thỉnh thoảng, Thu và các bạn mang đồ ăn, quần áo, sách và đến cho các em và giúp bác chăm sóc, dạy dỗ các em nhỏ. Gần đây, gia đình Thu muốn bạn dành nhiều thời gian hơn cho học tập nên khuyên bạn không tiếp tục công việc đó nữa. Thu rất buồn nhưng không biết phải làm sao.
Nếu là Thu, em sẽ làm gì?
VẬN DỤNG
1. Hãy chia sẽ những việc em đã và sẽ làm để tỏ lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước
2. Hãy tạo ra một sản phẩm (viết đoạn văn, về bức tranh, thiết kế poster,...) thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
Uống nước nhớ nguồn.