Khám phá (trang 51)
- Mình xếp các hình lập phương vào hộp rồi đếm thì sẽ biết được thể tích của chiếc hộp này.
- Có một cách nhanh hơn là dùng cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật đó chứa được: 6 × 5 × 4 = 120 (hình lập phương).
Thể tích của mỗi hình lập phương là 1 dm³.
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là: 6 × 5 × 4 = 120 (dm³).
Thể tích V của hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: V = a × b × c.
Hoạt động (trang 52)
1. Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5 cm và chiều cao 6 cm.
2. Bố của Mai vừa làm một bể cá dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình dưới đây.
Tính thể tích của bể cá đó.
3. Số?
Việt tạo một khối hình bằng cách ghép 6 hình hộp chữ nhật như hình dưới đây. Biết mỗi hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 cm, chiều rộng 5 cm và chiều cao 2 cm.
Thể tích của khối hình đó là ? m³.
Luyện tập (trang 53)
1. Chọn câu trả lời đúng.
Nam muốn xếp các khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 1 cm và chiều cao 1 cm vào một chiếc hộp. Chiếc hộp đó có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 8 cm, chiều rộng 4 cm và chiều cao 4 cm.
Hỏi Nam có thể xếp được nhiều nhất bao nhiêu khối gỗ như vậy vào hộp?
A. 8 khối B. 16 khối C. 32 khối D. 64 khối
2. Tính thể tích của khối gỗ có hình dạng và kích thước như hình dưới đây.
3. Quan sát hình vẽ và tính thể tích của tảng đá nằm trong bể nước.