Sách Giáo Khoa 247

Tiếng Việt 4 - Tập Một - Bài 9: Tài sản vô giá | Cánh Diều

Xem chi tiết nội dung bài Bài 9: Tài sản vô giá và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tiếng Việt 4 - Tập Một | Cánh Diều

CHIA SẺ (trang 115)

Trò chơi: Vượt qua thách thức

1. Trả lời câu hỏi của nàng Tiên Cá:

Theo em, những thứ mà ai cũng cần?

nhà cửa             tiền bạc             đồ dùng             sức khoẻ             thức ăn

2. Trả lời câu hỏi của Thần Biển:

Thứ gì mà bạn có nó thì sẽ có tất cả?

3. Trả lời câu hỏi của Thần Núi:

Bạn cần làm gì để giữ gìn tài sản vô gia ấy?

BÀI ĐỌC 1 (trang 116, 117)

Đón Thần Mặt Trời

Ngày xưa, có vị phú ông nọ muốn xây một toà nhà thật đặc biệt. Phủ ông tự tay vẽ kiểu nhà rồi thuê thợ làm theo.

Nhà xây xong, phú ông tự cho đó là một lâu đài chưa từng có. Lâu đài của phú ông đúng là chưa từng có thật vì không hề có cửa sổ. Trong nhà tối như hang chuột, cả ngày phải thắp đèn. Ít lâu sau, cả nhà phú ông bỗng mắc nhiều chứng bệnh. Mắt ngày một kém, da xanh như tàu lá, bệnh ngoài da thi nhau phát triển. Phú ông sợ hãi, bèn mời thầy thuốc giỏi về chữa, đón thầy phù thuỷ về cúng, nhưng bệnh càng nặng thêm. Ông ta đành loan tin khắp nơi, hứa thưởng lớn cho người chữa khỏi bệnh.

Một cậu bé biết tin bèn xin cha đưa đến gặp phú ông. Khi tới toà nhà kì quái, cậu bé nói ngay:

– Mọi người bị bệnh là do không chịu đón Thần Mặt Trời vào nhà!

Tin vào thần thánh, phú ông liền cho người đem các túi lớn ra ngoài trời hứng nắng rồi buộc lại mang vào nhà. Nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Ông ta nổi giận, gọi cậu bé đến, trách móc nặng lời.

Nghe phú ông trách, cậu bé hỏi:

– Cháu bảo đón Thần Mặt Trời, sao ông lại đi nhốt Thần Mặt Trời vào túi? Phú ông lúng túng, vội xin cậu bé mách cho cách làm.

Cậu bé cười ngặt nghẽo rồi chỉ vào toà nhà, nói:

– Ông phải làm thật nhiều cửa sổ! Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh. Hãy đưa nguồn sáng đó vào các phòng, chắc chắn mọi người sẽ khoẻ mạnh.

Phú ông nghe theo. Quả nhiên, ít lâu sau, cả nhà đều khỏi bệnh và trở nên vui vẻ.

Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

- Lâu đài: tòa nhà lớn, đẹp và sang trọng.

- Bệnh ngoài da: bệnh thể hiện trên da (mụn nhọt, lở loét, chàm, sạm da,...).

- Kì quái: hết sức lạ lùng, gây ấn tượng không tốt.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Vì sao phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh?

2. Cậu bé bày cách gì để chữa bệnh cho phú ông và gia đình?

3. Phú ông thực hiện cách chữa bệnh của cậu bé như thế nào? Vì sao?

4. Khi bị phú ông trách, cậu bé đã giải thích thế nào?

5. Câu chuyện này muốn nói điều gì?

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO (trang 117)

1. Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y (bác sĩ, được sĩ, lương y, y tá, điều dưỡng viên).

− 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

2. Viết vào phiếu đọc sách:

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

BÀI VIẾT 1 (trang 117, 118)

Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích

(Thực hành viết)

Chọn 1 trong 3 đề sau:

1. Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.

2. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

3. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện “Ba nàng công chúa” và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

Lưu ý:

– Em viết theo dàn ý đã lập ở tiết học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.

– Cần cho biết vì sao em thích câu chuyện.

– Chú ý viết câu văn có hình ảnh.

– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

KỂ CHUYỆN (trang 118, 119)

Cứu người trước đã

Theo HỒ NGUYÊN TRÙNG

1. Dựa vào truyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

1. Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.

2. Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân.

- Người nghèo thường được Ngài nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.

- Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. 

3. Năm ấy, trong nước xảy ra dịch bệnh.

- Ngài cứu sống đến hơn nghìn người rồi.

- Nhà này Ngài mới xây để làm nơi chữa bệnh đấy.

4. Có lần, một người nông dân đến khẩn cầu:

- Người  nông dân: Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.

- Phạm Bân: Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!

5. Vừa lúc đó, có lệnh triệu ông vào cung chữa cho một phi tần bị cảm.

- Phạm Bân: Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.

- Viên quan: Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?

- Phạm Bân: Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.

6. Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Nhưng khi nghe ông giãi bày, vua lại khen.

- Nhà vua: Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ.

- Phạm Bân: Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.

2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

3. Trao đổi: Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là gì?

BÀI ĐỌC 2 (trang 119, 120)

Để học tập tốt

Để học tập tốt, học sinh chúng mình cần phải thật khoẻ mạnh. Vậy cần làm gì để có sức khoẻ tốt?

– Bạn hãy bổ sung lịch tập thể dục, thể thao vào thời gian biểu. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để ra ngoài trời tập thể dục hay chơi các môn thể thao như chạy, đá bóng, cầu lông,...

– Ngoài giờ học, bạn có thể nghe vài bản nhạc, xem một bộ phim,... để thư giãn. Nhưng bạn tránh sa đã vào các trò chơi giải trí mà quên luôn việc học nhé!

– Bạn hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, đậu nành, bí đỏ, rau củ, trái cây,... để bồi bổ cho cả cơ thể lẫn trí não.

– Ngồi học quá lâu khiến bạn kém tập trung, đau vai, đau lưng. Sau khoảng một tiếng ngồi học, bạn nhớ đứng dậy vươn vai, tập vài động tác thể dục để cơ thể thoải mái và tránh nhức mỏi.

Theo báo Khăn quàng đỏ

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

Thư giãn: (cơ bắp hoặc đầu óc) ở trạng thái thả lỏng, tạo nên cảm giác thoải mái.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Xếp các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nêu trong bài đọc vào nhóm thích hợp:

Tập luyện

Thư giãn

Ăn uống

2. Tóm tắt một biện pháp được liệt kê trong bài đọc bằng một câu ngắn (khoảng 5 – 10 tiếng).

3. Vì sao bài đọc được đặt tên là “Để học tập tốt"?

4. Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khoẻ.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (trang 120, 121)

Chủ ngữ

I. Nhận xét

1. Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?

a) Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.

Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG

b) Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm.

Theo NGUYỄN VĂN BÌNH

c) Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.

Theo TÔ HOÀI

Gợi ý:

(1) Cho biết sự vật được giới thiệu trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

(2) Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

(3) Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

2. Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi gì?

II. Bài học

1. Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cho biết:

a) Sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

b) Sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

c) Sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

2. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc Con gì?, Cái gì?).

III. Luyện tập

1. Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Theo NGUYỄN THẾ HỘI

2. Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ. Xác định chủ ngữ của câu đó.

BÀI VIẾT 2 (trang 122, 123)

I. Nhận xét

Viết thư thăm hỏi

(Cấu tạo của bức thư)

1. Đọc bức thư sau:

Nam Định, ngày 22 tháng 12 năm 2022

Dì yêu quý!

Được tin dì đoạt Huy chương Bạc môn nhảy xa tại Đại hội Thể thao toàn quốc, cháu rất vui. Cháu xin chúc mừng dì! Dì là niềm tự hào của cả gia đình đấy ạ. Bố cháu còn nói là dì đã về Trung tâm Thể thao để chuẩn bị cho SEA Games sắp tới

Dì ơi, ở Trung tâm, điều kiện sinh hoạt và tập luyện có tốt không ạ? Dì luyện tập có vất vả lắm không? Cháu mong dì giữ gìn sức khỏe để đạt thành tích thi đấu cao hơn nữa và để cả nhà yên tâm.

Về phần mình, cháu vẫn đi bơi đều đặn. Chỗ cháu bơi có nước ấm. Mẹ cháu thường bảo: "Con noi gương dì, chăm chỉ tập luyện nhé!".

Cháu kính chúc dì luôn mạnh khỏe và tập luyện tốt để sắp tới đoạt Huy chương Vàng.

Cháu của dì

Trang

Hiền Trang

2. Trả lời câu hỏi:

a) Bạn Hiền Trang gửi thư cho ai, để làm gì?

b) Bức thư gồm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

c) Bức thư thể hiện tình cảm của bạn Hiền Trang như thế nào?

II. Bài học

Cấu tạo của bức thư

Địa điểm, thời gian viết thư

1. Lời chào

2. Lời tự giới thiệu (nếu cần)

    Lí do viết thư

3. Lời thăm hỏi

4. Thông tin về tình hình bản thân

5. Lời chúc

Chữ kí và tên của người gửi

III. Luyện tập

Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó?

Gợi ý:

a) Em viết thư thăm hỏi ai?

– Thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè).

– Thăm hỏi một người chưa quen (cô hoặc chú bộ đội, một thầy thuốc, một vận động viên, một nhạc sĩ, một bạn nhỏ cùng lứa tuổi với em).

b) Vì sao em viết thư cho người đó?

– Vì người đó mới có chuyện vui (hoặc chuyện buồn).

– Vì người đó mới viết thư cho em.

– Vì đã lâu em chưa gặp người đó.

BÀI ĐỌC 3 (trang 123, 124, 125)

Chọn đường

Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cha mẹ từ năm lên sáu. Cậu được một vị hoà thượng đưa về nuôi. Ở chùa, cậu ngày đêm dùi mài kinh sử để chuẩn bị đi thi.

Thế rồi, tai hoạ bỗng ập đến. Một bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người. Trước cảnh ấy, Bá Tĩnh không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc thi cử nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Bá Tĩnh quyết định chọn con đường làm thuốc cứu người. Cậu quên ăn quên ngủ, nghiền ngẫm sách thuốc. Nhưng, ngay cả những thầy thuốc nổi tiếng bấy giờ cũng đều bó tay, một thầy thuốc tự học như cậu thì làm gì được!

Rồi dịch bệnh qua đi. Bá Tĩnh được tin năm sau vua mở khoa thi tiến sĩ. Cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn, Bá Tĩnh quyết định đi thi. Ngay kì thi ấy, Bá Tĩnh có tên trên bảng vàng. Ngày các tân khoa vào chầu vua, nhà vua hỏi ông:

– Trẫm nghe nói khanh đã dày công thu góp được nhiều phương thuốc hay. Trẫm muốn cho khanh làm ngự y. Ý khanh thế nào?

- Muôn tâu Hoàng thượng – Bá Tĩnh đáp – được Hoàng thượng giao cho việc lớn, thần xin tạ ơn. Nhưng thần tài hèn sức mọn, lại chuyên làm thuốc Nam, e chỉ hợp trị bệnh cho dân thường thôi.

Đức vua không quở trách mà rất hài lòng:

– Khanh chăm lo cho thần dân của trẫm cũng là lo cho trẫm rồi.

Từ đó, Bá Tĩnh dốc sức vào việc trồng thuốc, trị bệnh. Ông mở lớp dạy học trò, miệt mài viết hai bộ sách chỉ dẫn các phương pháp để phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản. Ông được coi là ông Tổ của ngành thuốc Nam.

Theo QUỲNH CƯ

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

- Nguyễn Bá Tỉnh (1300 - ?): tức Tuệ Tĩnh, danh y Việt Nam.

- Dùi màn kinh sử: học tập rất chăm chỉ.

- Bản vàng: bảng đề tên người đỗ trong các kì thi tổ chức ở kinh đô thời xưa.

- Tân khoa: người mới thi đỗ.

- Thuốc nam: thuốc chế biến từ cây cỏ của Việt Nam, khác với thuốc bắc chế biến từ cây cỏ của Trung Quốc.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào?

2. Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc?

3. Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ?

4. Chi tiết nào cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn?

5. Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh?

BÀI VIẾT 3 (trang 125)

1. Tìm ý cho một bức thư thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè, chú bộ đội,...).

Gợi ý:

a) Em viết thư thăm hỏi ai?

b) Vì sao cần viết thư thăm hỏi?

c) Em sẽ viết gì?

– Nêu lí do viết thư (nếu cần).

– Chúc mừng hoặc chia sẻ.

– Thăm hỏi tình hình (sức khoẻ, đời sống, việc làm, việc học,..)

– Thông tin về tình hình của bản thân.

2. Lập dàn ý cho bức thư của em:

Mở đầu

- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư.

- Lời chào.

- Lời tự giới thiệu (nếu cần).

- Lí do viết thư.

Nội dung chính

Lời hỏi thăm:

+ Chúc mừng thành tích hoặc chia sẻ về chuyện không vui của người nhận thư.

+ Hỏi thăm tình hình hiện tại của người nhận thư.

- Thông tin về tình hình của bản thân:

+ Sức khỏe.

+ Kết quả học tập, rèn luyện

Kết thúc

- Lời chúc.

- Chữ kí và tên của người gửi thư.

3. Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh dàn ý nói trên.

TRAO ĐỔI (trang 126)

Em đọc sách báo

1. Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y.

2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

b) Theo em, chúng ta nên làm gì để có sức khoẻ tốt?

Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

BÀI ĐỌC 4 (trang 126, 127)

Buổi sáng đi học

               Tay chải răng thật kĩ

               Mặt sáng trưng nụ cười

               Cái miệng mới thủ thỉ

               Đã thơm tiếng thơm lời!

 

               Khéo chia mớ tóc rối

               Thành hai bím thật xinh

               Soi gương

                Đẹp

                 Đẹp quá!

               Mình càng thêm yêu mình.

 

               Nào, ta cũng tới trường

               Vẫn đường quen, lối thuộc

               Đèn xanh mấy ngã tư

               Dõi nhìn theo từng bước.

               “Ma ra tông” mỗi sáng

               Xuất phát từ tinh sương

               Miệng hát và chân sải

               Vạch đích là cổng trường.

 

               Buổi chào cờ hoà giọng

               Cả trường cùng hát hay.

               Ai thuộc bài? Cô hỏi

               Cả lớp cùng giơ tay.

TRẦN QUỐC TOÀN

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

Tinh sương: rất sớm (nghĩa trong bài).

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Mỗi sáng, bạn nhỏ làm những gì để chuẩn bị đến trường?

2. Qua các khổ thơ 1 và 2, em hình dung bạn ấy như thế nào?

3. Em hiểu câu thơ “Đèn xanh mấy ngã tư / Dõi nhìn theo từng bước." như thế nào?

4. Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ?

* Học thuộc lòng 4 khổ thơ em thích.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (trang 127, 128)

Luyện tập về chủ ngữ

1. Tìm chủ ngữ trong các câu sau:

Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương tan dần. Làng mới định cư bùng lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên vào rừng. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.

Theo ĐÌNH TRUNG

2. Đặt câu nói về bức tranh sau:

a) Một câu giới thiệu bức tranh hoặc người trong tranh.

b) Một câu nói về màu sắc hoặc hình dáng của sự vật.

c) Một câu nói về hoạt động của người.

b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao?

Tìm chủ ngữ của các câu em vừa đặt.

GÓC SÁNG TẠO (trang 128, 129)

Trò chơi: Đố vui về sức khoẻ

Cách chơi:

1. Chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi.

M: a) Bạn có thể dùng câu này để nói với ai, trong trường hợp nào?

Nắng vàng là thang thuốc bổ.

Sức khỏe là vàng.

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao?

Nước cam hay nước ngọt?

Trái cây hay kẹo?

Khoai tây mọc mầm hay đỗ (đậu) mọc mầm?

2. Mỗi học sinh nối tiếp nhau hái một bông hoa và thực hiện yêu cầu ghi trên bông hoa ấy.

TỰ ĐÁNH GIÁ (trang 129, 130, 131)

A. Đọc và làm bài tập

Nghìn thang thuốc bổ

Một ngày cuối tháng 12 năm 1954, giữa lúc công việc khôi phục đất nước sau chiến tranh còn đang rất bộn bề, Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng phòng họp đón Bác. Nhưng Bác không tới phòng họp mà tôi thăm nhà bếp, phòng thí nghiệm trước. Qua các phòng bệnh nhân, Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi.

Bác Hồ với các thầy thuốc

Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Khi Bác bước vào phòng họp, những tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy như sóng trào, hết đợt này đến đợt khác. Bác thay mặt Chính phủ khen ngợi cán bộ, nhân viên đã nỗ lực làm việc. Bác khuyên mọi người thi đua: “Com ngon, thuốc đúng, phục vụ tận tuỵ, nhất định bệnh nhân mau khỏi, nhà thương mau tiến.".

Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai năm 1954

Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Trước khi ra về, Bác tặng lại cụ Dưỡng, người giữ xe nhiều tuổi nhất ở bệnh viện bó hoa mà cán bộ, nhân viên bệnh viện đã tặng Bác.

Một tuần sau, Bác gửi tặng bệnh viện năm thùng đường và năm chai mật ong. Ai cũng cảm động trước sự quan tâm của Bác. Có bệnh nhân xúc động nói: “Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ.”.

Theo sách 118 chuyện kể về Bác Hồ

CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA

- Khôi phục: làm cho cái đã từng có trở lại được như trước.

- Nhà thương: bệnh viện (từ cũ).

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Bài đọc kể chuyện Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai vào thời gian nào? Tìm ý đúng.

a) Năm 1954.

b) Năm 1960

c) Năm 1969.

d) Năm 1975.

2. Em hiểu vì sao Bác Hồ đến thăm nhà bếp, phòng thí nghiệm, phòng bệnh nhân trước khi tới phòng họp? Tìm các ý đúng:

a) Bác muốn biết bệnh nhân được ăn uống thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

b) Bác muốn biết bệnh nhân được chữa bệnh thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

c) Bác muốn biết phòng thí nghiệm hoạt động thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

d) Bác muốn tặng hoa cho người giữ xe nhiều tuổi nhất trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

3. Theo em, vì sao bệnh nhân nói: “Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ."? Tìm các ý đúng:

a) Vì món quà ấy thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với bệnh nhân.

b) Vì món quà ấy có tác dụng động viên tinh thần bệnh nhân rất nhiều.

c) Vì món quà ấy giúp bệnh nhân bồi bổ sức khoẻ.

d) Vì món quà ấy rất đắt tiền.

4. Tìm chủ ngữ trong câu sau:

Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi.

5. Em thích nhất chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?

B. Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Tập Một

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Đạo Đức 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử và Địa Lí 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 4 - Tập Hai

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 4 - Tập Hai

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Khoa Học 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Kĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Âm Nhạc 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Mĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vở bài tập Toán 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

giao-duc-the-chat-1-45

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

vo-bai-tap-tu-nhien-va-xa-hoi-1-739

VỞ BÀI TẬP Tự nhiên và Xã hội 1

Môn học lớp 1 - NXB Cánh Diều

hoat-dong-trai-nghiem-huong-nghiep-6-109

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

hoa-hoc-1157

Hoá Học

Hoá Học 11

cong-nghe-6-107

Công Nghệ 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.