Tiết 1 (trang 132, 133)
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
1. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
B. Đọc và làm bài tập
Đồng dao tặng mẹ tặng ba
(Trích)
Mẹ à mẹ ơi
Ba à ba ơi
Mèo trắng ngủ rồi
Mèo đen còn thức
Ba đến phòng trực
Mẹ vẫn chưa về
Con lắng tai nghe
Hoạ mi thánh thót
Có bài toán tập
Khó à khó ơi
Có ông Mặt Trời
Ghé vào cửa sổ
Bàn tay chị gió
Vuốt làn tóc con...
Ba mẹ đừng buồn
Nhà không vắng vẻ
Búp bê bé bé
Vẫn nhoẻn miệng cười
Mèo trắng dậy rồi
Mèo đen bắt chuột
Bài con đã thuộc
Toán đã làm xong
Ba mẹ yên lòng
Theo công theo việc
Tối về họp mặt
Đủ cả ba người
Ríu rít nói cười
NGUYỄN TRỌNG TẠO
1. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
đen ngủ thức gió
trắng khó cười ngày
tóc thuộc vắng vẻ buồn
Động từ Danh từ Tính từ
2. Những vật nào trong bài thơ được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
3. Viết một đoạn văn ngắn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ.
Tiết 2 (trang 133, 134)
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B. Trả bài viết
Trả bài viết đoạn văn
về một câu chuyện em thích
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
2. Tham gia sửa bài cũng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn về một câu chuyện em thích:
a) Lỗi về cấu tạo
– Đoạn văn không có câu chủ đề.
– Câu chủ đề không giới thiệu tên câu chuyện.
– Các câu trong đoạn văn không phù hợp với chủ đề.
– Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
b) Lỗi về nội dung
– Không giải thích vì sao em thích câu chuyện mà chỉ kể lại câu chuyện.
– Có những chi tiết không đúng với nội dung câu chuyện.
– Thể hiện cách hiểu không đúng về ý nghĩa của câu chuyện.
3. Tự sửa đoạn văn của mình.
4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
Tiết 3 (trang 134, 135)
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B. Luyện tập nghe và nói
1. Nghe và kể lại câu chuyện sau:
Điều ước của vua Mi-đát
Thần thoại Hy Lạp
Gợi ý
a) Vua Mi-đát ước muốn điều gì? b) Ban đầu, điều ước ấy mang lại cho nhà vua niềm vui như thế nào? c) Vì sao về sau nhà vua lại cầu xin Thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? d) Cuối cùng, nhà vua đã hiểu ra điều gì? |
2. Trao đổi về câu chuyện
a) Câu chuyện “Điều ước của vua Mi-đát" nói với em điều gì?
b) Theo em, muốn có cuộc sống sung sướng, cần làm gì?
Tiết 4 (trang 135)
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B. Nghe – viết
Những loài cây có chất độc
Cây xanh là bạn của con người. Nhung em cần chú ý khi tiếp xúc với những cây sau:
– Cây trúc đào: Thân, lá, hoa của cây này đều có chất độc, ăn phải rất
nguy hiểm.
– Cây hoa thuỷ tiên: Nếu ăn phải hoa sẽ bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
– Cây dạ lan hương: Không nên ở lâu bên cạnh hoa vào ban đêm, đặc biệt là không để hoa trong phòng ngủ.
Theo NGUYỄN THỊ VI KHANH
C. Trả lời câu hỏi
Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?
Tiết 5 (trang 135)
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B. Luyện từ và câu
1. Xác định chủ ngữ của các câu dưới đây:
a) Người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ.
Theo NGUYỄN PHƯƠNG BẢO AN – NGUYỄN HOÀNG TRANG
b) Thuận quét luôn nửa sân bên kia. Cả mảnh sân sạch bong.
Theo HOÀNG ANH ĐƯỜNG
2. Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) tả một bông hoa (hoặc một cây rau). Gạch dưới chủ ngữ ở mỗi câu trong đoạn văn đó.
Tiết 6 (trang 136, 137)
(Bài luyện tập đọc hiểu)
Cây chuối mẹ
Mỗi ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân to bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Sát xung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ nó mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn còn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía. Khi cây mẹ bận đom hoa kết quả thì các cây non cứ lớn nhanh hơn hơn.
Để làm buồng, ra nải, cây mẹ phải đua hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó để cái hoa to, buồng quả lớn đề giập đứa con đúng sát nó? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
Theo PHẠM ĐÌNH ÂN
CHÚ THÍCH VÀ GIẢI NGHĨA
- Đỉnh đạc: đàng hoàng, tự tin.
- Hơn hớn: tươi tắn, tràn đầy sức sống.
- Chúc: nghiêng hẳn một đầu xuống.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Tác giả tả cây chuối mẹ theo trình tự nào? Tìm ý đúng.
a) Tả từng bộ phận của cây chuối mẹ trong một thời điểm.
b) Tả sự phát triển của cây chuối mẹ theo thời gian.
c) Tả sự phát triển của những cây chuối con theo thời gian.
d) Tả cây chuối mẹ nghiêng sang một phía để buồng chuối không đề giập chuối con.
2. Những đặc điểm nào cho thấy cây chuối đã trở thành một cây chuối mẹ? Tìm các ý đúng:
a) Thân cây to bằng cột nhà, tàu lá như những cái quạt lớn.
b) Xung quanh cây chuối ấy mọc lên dăm cây chuỗi bé.
c) Chuối đã ra hoa, hoa ngày càng to.
d) Chuối đã làm buồng, ra nải.
3. Tìm và viết lại các hình ảnh so sánh trong bài đọc.
4. Tác giả bài đọc đã nhân hoá cây chuối mẹ bằng cách nào?
5. Biện pháp nhân hoá trong bài đọc có tác dụng gì?
Tiết 7 (trang 137)
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Viết bài văn tả một vườn hoa (hoặc một luống hoa).
2. Viết bài văn tả một vườn rau (hoặc một luống rau).