Hãy thể hiện các gương mặt cảm xúc theo hình dưới đây. Em thích gương mặt nào? Vì sao?
Hoạt động khám phá
1. Quan sát các hình dưới đây và cho biết việc làm nào có lợi, việc làm nào có hại cho cơ quan thần kinh. Vì sao?
Bạn ra chỗ khác đi, chúng mình không chơi với bạn.
2. Hãy kể thêm một số việc làm có lợi và một số việc làm có hại cho cơ quan thần kinh.
Hoạt động vận dụng
Em sẽ có cảm xúc như thế nào khi gặp các tình huống sau?
Khi được mẹ khen.
Khi bị mắng.
Hoạt động khám phá
1. Quan sát các hình dưới đây và kể tên những thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan thần kinh.
2. Hãy kể thêm những thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan thần kinh.
Hoạt động thực hành
1. Lập thời gian biểu các hoạt động trong ngày của em theo gợi ý sau:
THỜI GIAN BIỂU
Thời gian | Hoạt động |
6 giờ - 6 giờ 30 phút | Tập thể dục, vệ sinh cá nhân,... |
6 giờ 30 phút - 7 giờ | Ăn sáng,... |
? | ? |
2. Chia sẻ với các bạn về thời gian biểu của em.
Hoạt động vận dụng
1. Em khuyên bạn điều gì trong các tình huống dưới đây? Giải thích vì sao em đưa ra lời khuyên đó.
Mình đã chơi điện tử được 2 giờ rồi.
2. Chia sẻ với bạn những việc em đã làm ở nhà, ở trường để chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh.
EM CÓ BIẾT
Ngủ đủ số giờ cần thiết và ngủ sâu sẽ giúp cơ quan thần kinh, đặc biệt là não bộ được nghỉ ngơi tốt nhất, giúp chúng ta tăng cường khả năng tập trung, ngăn ngừa các bệnh béo phì, mệt mỏi, rối loạn hành vi như dễ cáu gắt, hiếu động.....
Ở độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi, cần ngủ ít nhất 9 tiếng mỗi ngày và để tăng chiều cao tối đa thì thời gian đi ngủ tốt nhất bắt đầu từ 9 giờ tối.
Tổng kết
Để chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh, chúng ta cần:
• Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và vui chơi điều độ.
• Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
• Rèn luyện thói quen suy nghĩ và hành động tích cực,...
Con rất vui và học tốt hơn khi được mẹ động viên trong lúc học bài ạ!