(Trang 48)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
|
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ
1. Gam thứ là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc 1 (âm chủ – âm ổn định nhất). Gam thứ có cấu tạo cung và nửa cung như sau:
2. Giọng thứ hình thành khi các bậc âm của gam thứ được sử dụng để xây dựng một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc). Tên gọi của giọng bao gồm tên âm chủ kèm theo là từ thứ (moll hoặc Minor). Những bài hát, bản nhạc có tính chất trữ tình, mềm mại thường được viết ở giọng thứ.
3. Giọng La thứ là giọng thứ có âm chủ là nốt La. Giọng La thứ có kí hiệu: a - moll (hoặc A Minor). Thành phần âm của giọng La thứ bao gồm:
Như vậy, giọng La thứ gồm tất cả các bậc âm cơ bản. Vì thế, một bài hát hoặc bản nhạc viết ở giọng La thứ thì hoá biểu (hệ thống dấu hoá sau khoá nhạc) không có dấu thăng hoặc dấu giáng và thường kết thúc bằng âm chủ là nốt La.
(Trang 49)
Ví dụ:
Quê hương
Nhạc: Dân ca Ukraina
Xác định giọng Bài đọc nhạc số 4 - Trở về Surriento.
ĐỌC NHẠC
Bài đọc nhạc số 4
Trở về Surriento.
(Trích)
Nhạc: Ernesto de Curtis
1. Đọc gam La thứ và trục của gam
2. Luyện tập tiết tấu và gõ theo phách
3. Đọc Bài đọc nhạc số 4
Đọc nhạc kết hợp với các hoạt động
- Đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách
- Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp
VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
1. Hát bài Hát lên cho ngày mai với nhịp độ nhanh dần
Hát lên cho ngày mai
Nhạc: Boris Fomin (Nga)
Đặt lời Việt: Hoàng Long
Hoạt bát - Trong sáng
2. Nghe thử một số bài hát hoặc bản nhạc, cảm nhận về sự khác nhau của giọng trưởng và giọng thứ
3. Chia sẻ với các bạn bài hát nước ngoài em đã sưu tầm được
"Ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ chung của tất cả mọi thế hệ và mọi dân tộc, ai cũng hiểu được nó bởi nó được hiểu bằng trái tim" Gioachino Rossini |