Sách Giáo Khoa 247

Tin Học 8 - Bài 3: Thực hành: Khai thác thông tin số | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 3: Thực hành: Khai thác thông tin số và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 8 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 14)

Sau bài học này em sẽ:

• Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Nêu được ví dụ minh hoạ.

• Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

• Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ.

Minh: Khi bật đèn để căn phòng tràn ngập ánh sáng, khi lái một chiếc ô tô, hay chỉ đơn giản là rang bỏng ngô, mọi người đều đang sử dụng năng lượng.

Khoa: Hầu hết năng lượng đến từ nhiên liệu hoá thạch như xăng và than.

An: Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra nhiên liệu hoá thạch. Các bạn có tưởng tượng được, một ngày nào đó, chúng sẽ cạn kiệt và biến mất không. Chúng ta có thể làm gì để tránh thảm hoạ đó?

Minh: Khám phá các nguồn năng lượng khác để thay thế. Đó là những nguồn năng lượng dường như không bao giờ cạn kiệt như nắng, gió, nước và thậm chí là rác thải.

Khoa: Điện gió, điện mặt trời và cả thuỷ điện nữa đều có những nhược điểm. Chúng ta cần tìm hiểu thông tin đầy đủ hơn.

Em hãy tạo một bài trình chiếu với chủ đề Năng lượng tái tạo để giải quyết những băn khoăn của các bạn. Em có thể khai thác thông tin số để có thêm thông tin cho bài trình chiếu.

NHIỆM VỤ 1. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG VÀ CẤU TRÚC BÀI TRÌNH CHIẾU VỀ CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Yêu cầu

• Xây dựng ý tưởng cho bài trình chiếu.

• Xây dựng cấu trúc bài trình chiếu.

Hướng dẫn

Bước 1. Em hãy nêu một khía cạnh hay một vấn đề cụ thể về năng lượng tái tạo mà em định trình bày như thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.... hoặc năng lượng tái tạo tại địa phương, nơi em đang sinh sống.

Bước 2. Phát triển ý tưởng thành nội dung cụ thể của bài trình chiếu. Nội dung có thể sắp xếp theo trình tự lôgic và thể hiện dưới dạng những câu hỏi để thuận lợi cho việc tìm tư liệu. Chẳng hạn:

1) Năng lượng tái tạo là gì?

2) Nguồn năng lượng nào sản xuất ra điện ở nơi em sinh sống? Ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng đó là gì?

(Trang 15)

3) Hãy chọn một nguồn năng lượng thay thế. Ưu, nhược điểm của nguồn năng lượng được chọn là gì?

4) Loại năng lượng nào sẽ thay thế xăng dầu hiện đang được sử dụng cho ô tô, xe máy,...?

5) Nếu được quyết định thiết kế một nhà máy điện, em sẽ chọn cách nào để sản xuất điện? Tại sao cách đó tốt hơn những cách khác?

Bước 3. Xác định mức độ, yêu cầu cụ thể với bài trình chiếu. Ví dụ:

- Bài trình chiếu khoảng 10 trang: trang tiêu đề, trang dàn ý, trang giới thiệu vấn đề, một số trang nội dung, trang kết luận và trang tài liệu tham khảo.

- Mỗi trang nội dung không quá 6 mục; mỗi mục không quá 2 dòng.

- Bài trình chiếu cần có ít nhất 2 hình ảnh minh hoạ cho nội dung trình bày.

NHIỆM VỤ 2. TÌM KIẾM VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN

Yêu cầu

• Tìm kiếm, khai thác tư liệu trong môi trường số theo chủ đề năng lượng tái tạo.

• Đánh giá lợi ích của thông tin tìm được để giải quyết vấn đề năng lượng tái tạo.

Hướng dẫn

Bước 1. Tìm kiếm thông tin. Sử dụng máy tìm kiếm với các từ khoá tìm kiếm như “năng lượng tái tạo", "năng lượng thay thế", "ưu, nhược điểm của thuỷ điện", "ưu, nhược điểm của điện gió",...

Bước 2. Ghi chép kết quả tìm kiếm để thuận tiện cho việc đánh giá và tham khảo. Bảng 3.1 là một ví dụ.

Bảng 3.1. Kết quả tìm kiếm

STT Nội dung Địa chỉ trang web Nguồn gốc Thời gian
1 Khái niệm chung về các nguồn năng lượng https://hvacr.vn/diendan/ Cộng đồng Cơ Điện Lạnh Việt Nam 2008
2 Năng lượng tái tạo sẽ thống trị công suất điện toán thế giới https://www.evn.com.vn/ Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2022
3 Quy hoạch điện VIII: Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo http://www.erea.gov.vn/vi-VN Bộ Công Thương 2021

Bước 3. Đánh giá thông tin. Trước khi sử dụng thông tin để minh hoạ cho lập luận của mình, em cần đánh giá lợi ích của thông tin bằng cách trả lời một số câu hỏi như:

Thông tin có thực sự phù hợp với nội dung trình bày không? Chẳng hạn, kiến thức chung về các nguồn năng lượng sẽ không đáp ứng được yêu cầu dự báo phát triển của các nguồn năng lượng.

Nguồn tin có đáng tin cậy không? Chẳng hạn, với nội dung quy hoạch cơ cấu nguồn điện, thông tin từ cơ quan chính phủ đáng tin cậy hơn thông tin trên các diễn đàn hay trang web của doanh nghiệp.

(Trang 16)

https://moit.gov.vn >phat-trien-ben-vung > quy-hoach-...

Quy hoạch điện VIII: Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo

9 thg 3, 2021 — Quy hoạch điện VIII khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện), từ khoảng 13% năm 2020 lên tới gần 30% năm 2030 và ...

Hình 3.1. Trang web có địa chỉ ...gov.vn là trang thông tin của cơ quan chính phủ

NHIỆM VỤ 3. XỬ LÍ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Yêu cầu

• Tạo bài trình chiếu theo cấu trúc đã định.

• Biên tập nội dung bài trình chiếu.

• Chia sẻ bài trình chiếu trong môi trường số.

Hướng dẫn

Bước 1. Tạo bài trình chiếu

- Tạo các trang của bài trình chiếu theo cấu trúc đã định (tham khảo Hình 3.2, Hình 3.3, Hình 3.4).

- Soạn nội dung từng trang sao cho phù hợp với lập luận của cả bài trình chiếu.

- Sử dụng thông tin đã được chọn làm tư liệu tham khảo cho các trang nội dung.

DÀN Ý

(1) Giới thiệu chủ đề

(2) Năng lượng tái tạo là gì?

(3) Nguồn năng lượng sản xuất điện tại tỉnh....

(4) Nhà máy điện tương lai

(5) Kết luận

(6) Tài liệu tham khảo

Hình 3.2. Trang dàn ý

QUY HOẠCH CƠ CẤU NGUỒN ĐIỆN

TT Cơ cấu nguồn điện Năm 2030 Năm 2045
1 Nhiệt điện than 28% 18%
2 Nhiện điện khí 19% 24%
3 Thủy điện 18% 9%
4 Điện gió 14% 22%
5 Điện Mặt Trời 13% 20%
6 Điện sinh khối và NLTT khác 2% 2%
7 Thủy điện tích năng 1% 3%
8 Nhập khẩu điện 5% 2%

Hình 3.3. Trang nội dung

(Trang 17)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Bộ Công Thương http://www.erea.gov.vn/vi-VN

(2) Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1

http://www.pecc1.com.vn/d4/news/Vai-tro-cua-thuy- dien-trong-he-thong-khi-Viet-Nam-phat-trien-manh-dien-mat-troi-8-1731.aspx

(3) Cộng đồng Cơ điện lạnh Việt Nam https://hvacr.vn/diendan/

Hình 3.4. Trang tài liệu tham khảo

Bước 2. Biên tập nội dung

- Biên tập nội dung sao cho mỗi trang không quá 6 mục; mỗi mục không quá 2 dòng.

- Sử dụng phần mềm xử lí hình ảnh để tạo và sửa hình ảnh minh hoạ phù hợp với nội dung.

Bước 3. Chia sẻ bài trình chiếu

- Lựa chọn phương tiện kĩ thuật số để chia sẻ bài trình chiếu: thư điện tử, mạng xã hội, không gian lưu trữ dùng chung,...

- Giải thích phương án lựa chọn của em theo các tiêu chí: dễ sử dụng và an toàn dữ liệu.

LUYỆN TẬP

1. Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất? 

A. Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh.

B. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

C. Hướng dẫn của một người giỏi Tin học.

D. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.

2. Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất?

A. Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó.

B. Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ.

C. Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá châu Phi.

D. Nguồn tin từ diễn đàn Bóng đá Việt Nam.

VẬN DỤNG

Em hãy tìm thông tin về một đội bóng, một cầu thủ hay một nghệ sĩ mà em hâm mộ. Hãy đánh giá những nguồn thông tin tìm được.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tieng-anh-7-explore-english-866

Tiếng Anh 7 (Explore English)

Tiếng Anh 7 (Explore English)

tieng-anh-3-family-and-friends-1051

Tiếng Anh 3 (Family and Friends)

Tiếng Anh Giáo Dục Việt Nam

mi-thuat-1-19

MĨ THUẬT 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

atlat-1361

Atlat

Atlat hay atlas là một tập hợp các bản đồ, thường là của Trái Đất hoặc một khu vực trên Trái Đất. Ngoài ra còn có atlas của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

toan-9-tap-2-963

Toán 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.