Hãy cùng tìm hiểu về:
• Các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn.
• Chức năng của cơ quan tuần hoàn.
• Một số cách bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Khi bạn hoặc ai đó bị đứt tay, bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
1. Các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn
Chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trong sơ đồ bên.
Sơ đồ cơ quan tuần hoàn
Em có biết?
Các mạch máu gồm: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
Cơ quan tuần hoàn là một hệ thống khép kín, bao gồm: tim và các mạch máu.
2. Chức năng của cơ quan tuần hoàn
Khám phá hoạt động của tim và mạch.
1. Đặt tay phải lên ngực trái của mình (hình 1), đếm nhịp đập của tim trong một phút.
2. Đặt hai đầu ngón tay của tay phải lên cổ tay trái tại vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay (hình 2). Đếm nhịp đập của mạch trong một phút.
3. Chia sẻ với bạn về các kết quả trên.
Em có biết?
Tim hoạt động như một máy bơm. Khi cơ tim co bóp để bơm máu, em có thể cảm nhận được nhịp tim và mạch. Tim của trẻ em thường đập khoảng 70 đến 120 lần trong một phút. Với mỗi nhịp tim, máu được vận chuyển cung cấp khí ô-xi và các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, đồng thời thu nhận khí các-bô-nic và các chất thải từ các cơ quan của cơ thể.
Nhịp tim của em thay đổi thế nào khi em vận động nhẹ và vận động mạnh? Vì sao?
Chỉ và nói về đường đi của máu trong sơ đồ dưới đây.
Mao mạch phổi
Động mạch đưa máu từ tim đến phổi.
Tĩnh mạch đưa máu từ phổi về tim.
Tĩnh mạch đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.
Tim co bóp đầy máu đi khắp cơ thể.
Động mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.
Mao mạch ở các cơ quan
Sơ đồ tuần hoàn máu
* Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
Cơ quan tuần hoàn có chức năng: vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể; vận chuyển máu từ các cơ quan của cơ thể trở về tim.
3. Bảo vệ cơ quan tuần hoàn
Theo em, trạng thái cảm xúc nào dưới đây có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn? Vì sao?
1. Vui vẻ
2. Tức giận
3. Lo lắng
4. Thoải mái
Kể thêm một số trạng thái cảm xúc có lợi hoặc có hại đối với cơ quan tuần hoàn.
Hãy nói về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tuần hoàn trong những hình dưới đây.
1. Thường xuyên vận động vừa sức
2. Ngồi lâu
3. Chơi thể thao vừa sức
4. Tắm gội thường xuyên
1. Kể thêm một số việc làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
2. Em đã thực hiện những việc làm nào để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
3. Em cần thay đổi thói quen nào để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn, các bạn hãy sống vui vẻ, không tức giận, căng thẳng; nghỉ ngơi hợp lí; thường xuyên vận động và tập thể dục, thể thao vừa sức.