Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 - Bài 2: Thực Hành Vẽ Tượng Chân Dung Phạt Mảng | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 2: Thực Hành Vẽ Tượng Chân Dung Phạt Mảng và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 15)

Yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng.

– Sắp xếp và vẽ được mẫu tượng chân dung phạt mảng trên trang giấy.

– Hiều và phân tích được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình và khối của chân dung tượng phạt mảng trong không gian.

- Nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bài học để vận dụng vào các bài học khác thuộc lĩnh vực mĩ thuật. 

Hình vẽ tượng chân dung phạt mảng ở các góc nhìn khác nhau. Nguồn: Lesyadraw.ru

(Trang 16)

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

1. Tìm hiểu tượng chân dung phạt mảng

Tượng chân dung phạt mảng là tượng đầu người được các nhà điều khắc đơn giản hoá các diện, các mảng nhưng vẫn bảo đảm cấu trúc chung của chân dung giúp người mới học vẽ dễ phân biệt diện, mảng. Mẫu tượng phạt mảng luôn có hình khối chắc khoẻ và khúc chiết. Nhìn cấu trúc tổng thể, đầu là khối cầu, trên khối có nhiều diện mảng (khối mũi, mắt, trán, má, miệng, tai, ụ mày,...) mặt trước, sau, hai cạnh bên, trên và dưới.

Tượng chân dung phạt mảng, thạch cao Nguồn: Khuất Thị Hoà

Bản phác chì và mô hình tượng chân dung phạt mảng. Nguồn: Drwingden.tumblr 

Phân tích đặc điểm chung của tượng chân dung phạt mảng, nhìn từ hình tổng thể đến các hình khối chi tiết.

(Trang 17)

2. Tìm hiểu cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng

– Đường trục mặt và đường hướng mắt mũi miệng của tượng chân dung phạt mảng.

Tượng mẫu nhìn chính diện (1)

Tượng mẫu nhìn nghiêng (2)

Tượng mẫu nhìn nghiêng 3/4 (3)

- Hình khối tượng chân dung phạt mảng.

+ Hình khối cấu trúc của xương đầu người.

Bản vẽ hình khối, cấu trúc xương đầu người. Nguồn: Lesyadraw.ru


(1), (2), (3) Nguồn: Hoàng Đức Minh

(Trang 18)

+ Hình khối cấu trúc khái quát của đầu người.

Nguồn: Lesyadraw.ru

+ Tỉ lệ theo hướng ngang, dọc, mắt, mũi, miệng, tai trên tượng phạt mảng.

Nguồn: Drwingden.tumblr

(Trang 19)

+ Cấu trúc hình khối của khối mặt phạt mảng nhìn chính diện 

+ Cấu trúc hình khối của khối mặt phạt mảng nhìn nghiêng 3/4 

Nguồn: Nguyễn Tiến Nhấn

Quan sát các hình minh hoạ phía trên, hãy chỉ ra các khoảng cách bằng nhau trên đầu tượng phạt mảng theo trục dọc và theo trục ngang.

GHI NHỚ

– Đường trục mặt là đường chia đôi cấu trúc mặt theo chiều dọc; đường trục mặt đi qua đình đầu, giữa trán, gốc mũi, giữa nhân trung, giữa cằm.

– Các “tỉ lệ vàng" của khuôn mặt người được tính như sau:

+ Chiều cao: Từ cằm đến chân mũi bằng chân mũi đến chân lông mày, bằng chân lông mày đến chân tóc. Từ cằm đến giữa mắt bằng giữa mắt đến đỉnh đầu.

+ Chiều ngang: Đường chia giữa hai mắt tạo ra ba phần bằng nhau đối với góc nhìn chính diện. Đường chia nằm ở mang tai tạo ra hai phần bằng nhau đối với góc nhìn ngang. 

(Trang 20)

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

1. Chuẩn bị dụng cụ

– Giá vẽ (nếu có).

– Bảng vẽ bằng gỗ dán/ bìa cứng/ mi ca/... (không dùng bảng vẽ có bề mặt quá nhẫn), kích thước bảng vẽ lớn hơn khổ giấy A3.

– Giấy vẽ có bề mặt nhám vừa phải, kích thước 30 x 40 cm (tương đương với khỗ giấy A3). Không dùng loại giấy quá trắng, hoặc bề mặt nhẫn.

– Bút chì, tầy, que đo, dây dọi,...

– Mẫu vẽ (có thể thay đổi mẫu vẽ có hình dáng gần giống).

2. Đặt mẫu

– Mẫu nên đặt ở vị trí có nguồn sáng chiếu phù hợp.

– Sắp đặt mẫu sao cho nhiều vị trí vẽ có bố cục hợp lí.

– Kết hợp với vài mẫu để tạo bố cục, đậm – nhạt, không gian góp phần gợi ý và tạo cảm xúc cho người vẽ.

Nguồn: Trần Anh Hoàng

3. Gợi ý các bước thực hiện vẽ tượng chân dung phạt mảng

- Chọn vị trí, quan sát và nhận xét mẫu.

+ Vị trí vẽ dễ quan sát, đủ ánh sáng, góc nhìn có bố cục phù hợp.

+ Quan sát và nhận xét về mẫu vẽ:

(Trang 21)

  • Quan sát tỉ lệ mẫu, so sánh và rút ra những kết luận sơ bộ về dáng, hình, độ sáng tối hay màu sắc, tìm hiều các yếu tố để thể hiện khối cấu trúc đầu tượng.
  • Trên cơ sở cấu tạo của xương đầu, vẽ phác hình khối chung. Xác định các đường trục mặt, đường hướng mắt, mũi, miệng... Các đường này sẽ thay đổi khi quan sát ở những góc độ khác nhau.
  • Xác định nguồn sáng chính chiếu vào mẫu vẽ, hệ thống sáng tối lớn.

– Sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy.

+ Tiến hành đo, dọi, xác định được tỉ lệ lớn của khung hình, tạo khung hình.

+ Các khung hình cần được vẽ phác nhẹ tay, không dùng thước kẻ đề vẽ hình. 

Tham khảo các bước vẽ tượng chân dung phạt mảng

1. Vẽ các nét phác hình tổng quát

2. Vẽ các nét phác hình chi tiết

- Vẽ hình

+ Sử dụng những nét phác bằng đường thẳng đơn giản đề xây dựng hình tổng quát.

+ So sánh tỉ lệ, về phác tỉ lệ chung, tránh đi vào chi tiết vụn vặt.

+ Phác hình cần dựa vào cấu trúc từ hình dáng đến diện mảng của mẫu đề quy về khối lớn theo cấu trúc khối cơ bản.

+ Khi vẽ phác hình, tránh sa đà vào các chi tiết, mất tính bao quát của bài vẽ.

(Trang 22)

3. Chỉnh sửa hình và vẽ đậm - nhạt

4. Vẽ đậm - nhạt, tạo không gian và hoàn thiện bài vẽ

- Vẽ đậm - nhạt, hoàn chỉnh bài vẽ

+ Nhận biết, phân loại ba độ đậm – nhạt lớn: sáng, tối, trung gian. Vẽ nhẹ từng lớp chồng lên nhau từ nhạt đến đậm, vừa vẽ vừa so sánh tương quan đậm - nhạt trên toàn bộ bài vẽ. Thông thường, chỗ sáng nhất của mẫu tương đương nền giấy trắng.

+ Tiếp tục vẽ các độ đậm – nhạt chỉ tiết trong từừng mảng đậm – nhạt lớn để tạo hiệu quả về chất, về không gian và đặc điềm của mẫu.

+ Khi bài vẽ sắp hoàn chỉnh, có thể nhấn đậm thêm ở chỗ tối hoặc tầy bớt đậm ở chỗ sáng, nhằm tạo chiều sâu cho không gian bài vẽ.

+ Kiểm tra lần cuối về hình khối, đậm – nhạt, làm rõ hơn đặc điểm của mẫu.

GHI NHỚ

Các bước vẽ

1. Chọn chỗ vẽ và quan sát mẫu: Chọn chỗ không quá gần hay quá xa mẫu. Quan sát mẫu vẽ: cấu trúc, đặc điểm, hình dáng, ước lượng tỉ lệ, đậm - nhạt.

2. Sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy. Chú ý: không nên vẽ hình to hơn mẫu thật.

3. Vẽ hình: Vẽ phác hình lớn, vẽ đường trục mặt, đường hướng của các khối mắt, mũi miệng, tai,...; vẽ hình các khối của mẫu.

4. Vẽ đậm – nhạt, hoàn chỉnh bài vẽ: Vẽ đậm – nhạt lớn, vẽ đậm – nhạt theo chi tiết, thể hiện được đặc điểm, không gian, chất cảm của bài vẽ.

(Trang 23)

Thực hiện bài vẽ nghiên cứu tượng chân dung phạt mảng bằng chất liệu chì

– Yêu cầu:

+ Tuỳ chọn một tượng chân dung phạt mảng.

+ Thực hiện bài vẽ nghiên cứu hình hoạ tượng chân dung phạt mảng bằng chất liệu chỉ.

– Dụng cụ: giấy vẽ khỗ A3, chì, tầy, que đo, dây dọi, bằng gỗ, kẹp sắt, băng dinh....

PHÂN TÍCH VÀ ĐÂNH GIÁ

Trưng bày sản phầm mĩ thuật và nhận xét sản phẩm theo gợi ý:

+ Bố cục của bài vẽ: sự cân đối, tỉ lệ của mẫu tượng phạt mảng thể hiện trên giấy vẽ.

+ Hình vẽ:

  • Độ chính xác của tỉ lệ chung và tỉ lệ từng phần.
  • Độ chính xác của từng chi tiết bộ phận.
  • Đường hướng trục mặt.

+ Độ đậm - nhạt:

  • Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu so với mảng đậm – nhạt của hình trên bài vẽ.
  • Tương quan giữa độ sáng – tối trên mẫu vẽ và độ đậm - nhạt trên bài vẽ.
  • Tương quan về đậm – nhạt giữa nhóm khối hình với nền.

+ Mức độ hoàn chỉnh của bài vẽ: bố cục chung, hình, mảng đậm – nhạt, không gian,... của bài vẽ.

PHẦN THAM KHẢO

Một số sản phẩm mĩ thuật vẽ tượng chân dung phạt mảng.

Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc

(Trang 24)

VẬN DỤNG

Dùng màu gouache hoặc màu acrylic vẽ một tượng phạt mảng với các sắc độ đậm nhạt.

PHẦN THAM KHẢO

Gợi ý các bước vẽ tượng phạt mảng với sắc độ đậm nhạt của màu

Nguồn: Cao Tiến Dũng

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 11 - Tập Một

Ngữ Văn Lớp 11 (Tập 1) Chương Trình Cơ Bản

Công Nghệ 11

Công nghệ 11 - NXB Giáo Dục

Địa Lí 11

Địa Lí 11 - NXB Giáo dục

Địa Lí 11 (Nâng Cao)

Địa Lí 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Gợi ý cho bạn

mi-thuat-9-959

Mĩ Thuật 9

Sách Lớp 9 Cánh Diều

sinh-hoc-12-3357

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 Kết Nối Tri Thức

khoa-hoc-tu-nhien-8-946

Khoa Học Tự nhiên 8

Sách Lớp 8 Cánh Diều

giao-duc-the-chat-6-108

Giáo Dục Thể Chất 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

dia-li-7-857

Địa Lí 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.