Sách Giáo Khoa 247

Giải bài tập Sinh học 11 - Bài 10: Tuần hoàn ở động vật | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 10: Tuần hoàn ở động vật và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Giải bài tập Sinh học 11 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mở đầu trang 61 Sinh học 11: Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?

Lời giải:

Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa sẽ làm cản trở sự lưu thông máu, dẫn đến sự vận chuyển các chất và khí trong cơ thể bị ảnh hưởng, khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau đột ngột ở các bộ phận khác nhau của cơ thể tùy vào vị trí mạch bị hẹp hoặc tắc. Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc có thể phải cắt cụt chi nếu chi đó không nhận đủ máu đến nuôi dưỡng,…

Dừng lại và suy ngẫm (trang 63)

Câu hỏi 1 trang 63 Sinh học 11: Nghiên cứu Hình 10.1 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Lời giải:

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.

→ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.

→ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.

Câu hỏi 2 trang 63 Sinh học 11: Nghiên cứu Hình 10.2 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

Lời giải:

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn đơn của Cá xương: Máu nghèo O2 ở tâm nhĩ của tim → Tâm thất của tim → Động mạch mang → Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Động mạch lưng → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ của tim.

→ Khái niệm hệ tuần hoàn đơn: Hệ tuần hoàn đơn là hệ tuần hoàn chỉ có một vòng tuần hoàn, máu từ tim đi ra phải qua 2 đường mao mạch là mao mạch mang (để nhận O2 và thải CO2) và mao mạch mô (để trao đổi các chất với tế bào) rồi mới trở về tim.

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kép của Thú:

+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 từ tâm nhĩ phải của tim → Tâm thất phải của tim → Động mạch phổi → Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái của tim.

+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái của tim → Tâm thất trái của tim → Động mạch chủ → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải của tim.

→ Khái niệm hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có 2 vòng tuần hoàn riêng biệt là vòng tuần hoàn phổi (để nhận O2 và thải CO2) và vòng tuần hoàn hệ thống (để trao đổi các chất với tế bào).

Dừng lại và suy ngẫm (trang 64)

Câu hỏi 1 trang 64 Sinh học 11: Van tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu?

Lời giải:

Các van tim có vai trò đảm bảo cho máu đi theo một chiều.

- Van nhĩ – thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

- Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo cho máu chảy theo một chiều từ tâm thất phải, trái vào động mạch phổi và động mạch chủ.

Câu hỏi 2 trang 64 Sinh học 11: Hệ dẫn truyền tim có vai trò như thế nào đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu?

Lời giải:

Hệ dẫn truyền tim hoạt động như sau: Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.

→ Hệ dẫn truyền tim có vai trò giúp tim tự động co dãn nhịp nhàng, đảm bảo sự lưu thông máu trong hệ mạch.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 67)

Câu hỏi 1 trang 67 Sinh học 11: Quan sát Hình 10.7, giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu.

Lời giải:

- Sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu: Trong suốt chiều dài của hệ mạch, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

- Giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu: Tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra huyết áp, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau. Do đó, quãng đường di chuyển của máu càng xa thì huyết áp càng thấp mà trong hệ mạch, máu được vận chuyển từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch. Bởi vậy, giá trị huyết áp giảm dần từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch.

Câu hỏi 2 trang 67 Sinh học 11: Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

a) Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

b) Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu.

Lời giải:

a) Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch: Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

b) Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu: Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu. Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại.

Câu hỏi 3 trang 67 Sinh học 11: Tại sao trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch?

Lời giải:

Trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch vì:

- Số lượng mao mạch rất lớn phân nhánh đến khắp các tế bào trong cơ thể, tạo ra diện tích trao đổi chất lớn giữa máu và tế bào cơ thể.

- Thành mao mạch rất mỏng cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua.

- Vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch giúp có thời gian thích hợp để thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bào).

Câu hỏi 1 trang 67 Sinh học 11: Dựa vào tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn, nguyên nhân gây bệnh đó và cách phòng chống. Sau đó kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây:

Lời giải:

Một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn:

Tên bệnh Nguyên nhân gây bệnh Biện pháp phòng chống
1. Bệnh mạch vành Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vỡ động mạch, gây ra bệnh mạch vành: tuổi cao, di truyền, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,… Thay đổi lối sống: Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc; nói không với bia rượu; có chế độ ăn uống hợp lí (tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường, tăng cường các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây,…); luyện tập thể dục đều đặn; kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…; giữ tinh thần vui vẻ;…
2. Suy tim Do mắc một trong số các nguyên nhân nền như: bệnh lí mạch vành, tăng huyết áp, hẹp van tim, hở van tim, tim bẩm sinh có luồng thông trong tim, bệnh cơ tim giãn không liên quan đến thiếu máu cục bộ, bệnh lí tuyến giáp,… Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa suy tim là kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều kiện gây suy tim như: bệnh động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường hay béo phì,…; có một chế độ ăn uống cân bằng, bớt mỡ,bớt muối; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực; kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì, thừa cân;…
3. Huyết áp cao Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…; do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…; do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi); do di truyền;… Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả); hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức; kiểm soát cân nặng; tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí; khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;…

Dừng lại và suy ngẫm (trang 68)

Câu hỏi 2 trang 68 Sinh học 11: Dựa vào tác động của rượu, bia đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Lời giải:

Tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông: Rượu, bia có chứa ethanol. Hàm lượng lớn ethanol gây ức chế hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể. Do đó, người đã uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ dễ gây tai nạn đe dọa đến tính mạng của người đó và những người tham gia giao thông khác. Bởi vậy, việc quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông.

Luyện tập và vận dụng (trang 68)

Câu hỏi 1 trang 68 Sinh học 11: Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?

Lời giải:

Máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ vì:

- Ở vòng tuần hoàn phổi, trước khi đổ vào tĩnh mạch phổi, máu đã trải qua quá trình trao đổi khí (lấy O2 và thải CO2) tại mao mạch phổi. Như vậy, máu ở tĩnh mạch phổi là máu giàu O2.

- Ở vòng tuần hoàn hệ thống, trước khi đổ vào tĩnh mạch chủ, máu đã trải qua quá trình trao đổi khí với các tế bào (lấy CO2 và thải O2) tại mao mạch ở cơ quan. Như vậy, máu ở tĩnh mạch chủ là máu nghèo O2.

Câu hỏi 2 trang 68 Sinh học 11: Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:

Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?

Lời giải:

- Mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật: Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

- Nhịp tim khác nhau ở các loài động vật vì: Đặc điểm cấu tạo cũng như việc thực hiện các hoạt động sống (trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,…) ở các loài là khác nhau, dẫn đến nhu cầu về sự vận chuyển các chất trong cơ thể là khác nhau. Kết quả dẫn đến nhịp tim khác nhau ở các loài động vật. Nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể vì càng xa tim thì áp lực máu càng nhỏ → cơ thể lớn thì máu về tim càng chậm → nhịp tim càng chậm.

Câu hỏi 3 trang 68 Sinh học 11: Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào?

Lời giải:

Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây vì: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn dẫn đến tăng thể tích tâm thu. Kết quả nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cơ thể.

Câu hỏi 4 trang 68 Sinh học 11: Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Lời giải:

Một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả:

- Điều tiết chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh: giảm đồ dầu mỡ; tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho hệ tuần hoàn bao gồm trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt;…

- Tập luyện thể dục thể thao hợp lí, thường xuyên.

- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định.

- Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích như rượu bia.

- Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh stress.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Giải bài tập Sinh học 11

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Công Nghệ 11

Công nghệ 11 - NXB Giáo Dục

Địa Lý 11

Địa lý 11 - NXB Giáo dục

Địa Lý 11 Nâng Cao

Địa lý 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Gợi ý cho bạn

tieng-anh-5-tap-2-1623

Tiếng Anh 5 - Tập 2

Tiếng Anh 5 Global Success)

dao-duc-2-1005

Đạo Đức 2

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

mi-thuat-3-1046

Mĩ Thuật 3

Sách Lớp 3 Cánh Diều

lich-su-va-dia-li-7-867

Lịch Sử Và Địa Lí 7

Sách Lớp 7 Cánh Diều

mi-thuat-2-1004

Mĩ Thuật 2

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.